10 lợi ích chuyển đổi số hàng đầu trong doanh nghiệp

Lợi ích của phần mềm ERP đem lại là rất nhiều. Đó cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp quyết định đầu tư vào ERP. Sau đây là những lợi ích hàng đầu của phần mềm ERP

1. Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp
Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, các quy trình đều được thực hiện trên giấy tờ thủ công. Sau khi số hóa các hợp đồng cũ thì quy trình ký kết hợp đồng đã thay đổi nhờ chữ ký số và hợp đồng điện tử. Hiện tại, quy trình ký hợp đồng không còn quá dài, không phải gặp gỡ trực tiếp, tốn thời gian và nguồn lực, mà diễn ra nhanh chóng. Và hiệu lực của hợp đồng điện tử không khác biệt gì so với hợp đồng giấy. 

Tóm lại, nhờ chuyển đổi số, giá trị nhận lại và dễ dàng thấy được của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là “giảm thiểu được chi phí hoạt động”. Không chỉ tiết kiệm chi phí bằng bởi số hóa các dữ liệu vật lý sang dữ liệu online mà từ những dữ liệu online này, doanh nghiệp sẽ xây dựng ra các số hóa các quy trình nhằm giảm thiểu công sức và thời gian mà kết quả vẫn đạt được như cũ

2. Quản lý thông tin và khai thác tài nguyên tốt hơn

Bất kỳ một doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn đều có một lượng thông tin khổng lồ từ nội bộ hay phát sinh từ khách hàng, đối tác, hệ sinh thái. Trước đây, việc quản lý các nguồn thông tin này là thủ công và cực kỳ phức tạp. Các thông tin dưới dạng vật lý như giấy tờ, số liệu.v.v.v thường:
- Dễ bị hỏng hóc, bị mờ, bị mất bởi thời gian dài hoặc sự vô tình của con người.
- Mỗi phòng bạn có số liệu riêng và dễ dẫn đến sai lệch số liệu giữa các phòng ban.
- Tài liệu dưới dạng vật lý nên việc số liệu bị phân tán. Việc kết nối các dữ liệu, quản lý các thông tin là cực kỳ phức tạp và tốn thời gian.
- Doanh nghiệp không thể thống kê, kiểm soát được trong doanh nghiệp có những số liệu gì? Đang ở đâu? Tình trạng ra sao?.

Chuyển đổi số bao gồm việc xây dựng lộ trình và triển khai các công cụ, ứng dụng giúp tối ưu hoạt động kinh doanh, dựa trên sự hợp nhất giữ thông tin và tài nguyên. Thay vì phần mềm và cơ sở dữ liệu phân tán, các nguồn lực trở nên tập trung hơn, qua đó gia tăng sự hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng bổ trợ rất tốt cho văn hóa số “Lấy khách hàng làm trung tâm” đang được triển khai ở nhiều doanh nghiệp.

3. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Theo một nghiên cứu được đưa ra bới SAP, 92% các nhà lãnh đạo cho rằng các biện pháp, chiến lược chuyển đổi thành công sẽ cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng. Nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng liên tục thay đổi và ngày càng tăng cao. Khách hàng giờ đây có quá nhiều lựa chọn tương tự với mức giá phải chăng.

Một khi có thể giải đáp vấn đề của khách hàng nhanh chóng, mang đến trải nghiệm tuyệt vời, doanh nghiệp sẽ dễ dàng “chiếm” được trái tim của họ. Chiến dịch chăm sóc khách hàng giành được sự tin tưởng, tôn trọng. Rõ ràng, lợi ích chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh là rất lớn và giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc.

4. Tối ưu hóa hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban
Tại sao phải chuyển đổi số thì cùng quay lại mô hình hoạt động truyền thống khi mà các hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban đều được thực hiện thủ công hoặc bán thủ công. Khi này, hoạt động tác nghiệp sẽ  mất thời gian khiến hiệu quả công việc của nhân viên bị ảnh hưởng.

5. Mang lại sự linh hoạt của doanh nghiệp
Sự linh hoạt của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở khả năng thích nghi với những thay đổi của môi trường xung quanh. Nó còn thông qua việc nắm bắt cơ hội, thấu hiểu nguy cơ và dự đoán rủi ro.

6. Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
Chuyển đổi số còn giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực làm việc của nhân viên. Những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không tốn chi phí và người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời.

Tất cả bao gồm từ báo cáo doanh số từng nhân viên, biến động nhân sự, tệp khách hàng quan tâm… Mọi thứ sẽ có trong các phần mềm quản trị doanh nghiệp. Rõ ràng, đây là một lợi ích của chuyển đổi số mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

7. Cải thiện năng suất của nhân viên và toàn bộ công ty
Việc ứng dụng các công nghệ số, tập trung và khai thác dữ liệu tốt hơn, giúp từng nhân viên trong công ty có thể giảm thiểu được thời gian lãng phí, tập trung vào các công việc mang lại hiệu quả cao hơn.

8. Tăng cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh
Theo HBR, 84% các giám đốc điều hành cho biết các cơ hội kinh doanh mới xuất hiện khi doanh nghiệp của họ thực hiện việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số góp phần giúp doanh nghiệp theo kịp tiến bộ công nghệ mới, tạo sự khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

9. Tăng lợi nhuận (Chuyển đổi số dẫn tới lợi nhuận tốt hơn) 
Theo một báo cáo SAP được công bố tại Las Vegas:
- 80% tổ chức hoàn thành chuyển đổi số đã báo cáo tăng lợi nhuận.
- 85% nói rằng chuyển đổi số giúp họ tăng thị phần.
- Trung bình, các nhà lãnh đạo kỳ vọng trưởng doanh thu cao hơn 23% so với đối thủ
(nguồn: SAP Center for Business Insights and Oxford Economics) 

Rõ ràng mục đích của chuyển đổi số giúp tăng lợi nhuận của chuyển đổi số là hoàn toàn thực tế. Tuy nhiên để đạt được thành công trong việc chuyển đổi số vẫn là một thách thức.

Tại sao vậy? Đơn giản, bởi chuyển đổi số tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng với chi phí thấp hơn. Siêu thị tiện lợi chẳng hạn, thay vì chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng sẽ có thêm dịch vụ mua hộ, mua online, giao hàng tận nơi. Doanh thu chắc chắn sẽ tăng rất nhiều, trong khi đó chi phí trưng bày sẽ giảm xuống do các sản phẩm đã được số hóa, không cần trưng bày quá nhiều sản phẩm tại cửa hàng. Doanh số tăng, chi phí giảm thì chắc chắn lợi nhuận sẽ tăng không hề nhỏ.

10. Góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn
Chuyển đổi số đi đôi với chuyển đổi văn hóa. Trên thực tế, chúng giống như hai mặt của một đồng tiền, phụ thuộc vào nhau để phát triển và tồn tại. Một lợi ích của chuyển đổi số dễ nhận thấy là giúp nuôi dưỡng văn hóa tích cực cho tổ chức. Đầu tư vào chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nỗ lực xây dựng văn hóa khuyến khích đổi mới.

Khi đó nhân viên sẽ cởi mở hơn với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động. Họ không ngại thử thách, thử nghiệm các sáng kiến, ý tưởng mới, dám nói lên suy nghĩ của mình. Mỗi cá nhân đều có tinh thần như vậy sẽ duy trì tổ chức luôn vận động, phát triển và không ngừng học hỏi, tiếp cận điều mới, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.

Bình luận

Top